Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Trung Quốc tranh mua gỗ tại Việt Nam

Từ đầu năm 2010 đến nay, thị trường nguyên liệu gỗ cao su, tràm bông vàng, bạch đàn… ở các tỉnh miền Đông trở nên sôi động, giá tăng mạnh do thương nhân Trung Quốc lùng mua.
Đồ gỗ Việt Nam có lợi thế từ rừng trồng trong nước. Ảnh: Lê Quang Nhật
“Chỉ trong buổi sáng nay, tôi tiếp năm khách hàng Trung Quốc tới mua gỗ cao su”. Chiều 12.4, ông Trần Công Bình, giám đốc công ty cổ phần Công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su (RUBICO) nói. RUBICO là đơn vị chuyên mua bán vườn cao su thanh lý, sau đó chế biến gỗ, hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Ông Bình cho biết, đang có hiện tượng giới thương nhân Trung Quốc đổ vào các tỉnh miền Đông mua gỗ nguyên liệu.
Cỡ nào cũng mua
Nhiều doanh nghiệp tư nhân chuyên sơ chế gỗ cao su ở tỉnh Bình Dương, Đồng Nai cũng cho biết, đơn hàng gỗ cao su bán cho thương nhân Trung Quốc tăng mạnh từ đầu năm đến nay. Còn theo bà Ngô Hồng Thu, phó tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, đơn vị này bán nhiều gỗ cao su cho Trung Quốc bắt đầu từ tháng 3.2010, trước đó chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp nội địa.
Một nguồn tin của Sài Gòn Tiếp Thị ở Bình Dương cho biết, các thương nhân Trung Quốc đã gia tăng thu mua gỗ cao su ở Việt Nam từ cuối năm 2009, tuy nhiên việc thu mua này thực sự bùng nổ từ sau tết Nguyên đán, đến nay vẫn chưa thấy có dấu hiệu giảm. Việc “săn lùng” gỗ đã đẩy giá mặt hàng này tăng khoảng 5 – 10% so với cuối năm 2009. Hiện nay, giá 1m3 gỗ cao su 280 – 285 USD.
Bà Ngô Hồng Thu dự báo, thời gian tới giá còn tăng do nhu cầu mua gỗ nguyên liệu từ phía Trung Quốc vẫn còn rất lớn. Một số đầu mối chuyên cung cấp gỗ ở Đồng Nai còn cảnh báo, nếu không đặt hàng mua ngay thì qua tháng sau giá sẽ tăng thêm nữa. Ngoài ra, thời gian giao hàng kéo dài hơn do khan hiếm gỗ, trước đây thì họ giao hàng gỗ xẻ trong vòng mười ngày, gỗ ghép tấm trong 15 – 20 ngày, nay phải sau 30 ngày.
“Thương nhân Trung Quốc thường mua số lượng lớn, quy cách nào cũng mua, trả bằng tiền mặt”, một cơ sở sơ chế gỗ ở Bình Dương nói thêm. Họ còn chủ động ứng tiền cho các xưởng xẻ mua gỗ. Vì vậy, gỗ tròn để xẻ thành gỗ thanh cũng đang khan hiếm.
Theo tập đoàn Cao su Việt Nam, trung bình mỗi năm Việt Nam thanh lý ra khoảng 500.000m3 gỗ cao su. Lượng gỗ này sẽ được bán đấu giá cho các đơn vị sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.
Bà Ngô Hồng Thu vừa có chuyến khảo sát từ Trung Quốc về cho hay, nguyên liệu gỗ trồng, nhất là cao su, tràm bông vàng ở Trung Quốc khá khan hiếm, giá đắt đỏ. Nếu như 1m3 gỗ cao su ở Việt Nam có giá chỉ 280 – 285 USD, cộng thêm cước vận chuyển thì vẫn rẻ hơn so với giá bán tại Trung Quốc là 340 USD. “Chênh lệch giá quá lớn và nguồn gỗ tại Việt Nam còn dồi dào đã thu hút thương nhân Trung Quốc vào mua”, bà Thu nói.
Do có sự chênh lệch giá cao, nên mặc dù nguồn nguyên liệu gỗ trong nước luôn thiếu thì vẫn có nhiều doanh nghiệp đem bán gỗ. Bà Thu cho rằng, nhiều doanh nghiệp lớn như Trường Thành có năng lực tài chính mạnh, dự trữ được nguyên liệu nên có thể cân đối lượng gỗ đưa vào chế biến, trường hợp dư thừa vẫn có thể bán bớt ra. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp vốn nhỏ, khi có đơn hàng mới mua nguyên liệu thì việc thị trường nguyên liệu tăng giá sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Áp lực đè lên doanh nghiệp trong nước
Ông Trần Quốc Mạnh, phó chủ tịch hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM nói: “Đồ gỗ Việt Nam cạnh tranh với hàng Trung Quốc một phần dựa vào nguyên liệu gỗ trồng trong nước rẻ hơn, nhưng nay lại bị cạnh tranh nguyên liệu ngay tại sân nhà thì sẽ gặp khó khăn. Nếu thương nhân Trung Quốc tiếp tục qua mua vét gỗ, sẽ tạo nên cơn sốt giá, khan hiếm nguyên liệu và các doanh nghiệp trong nước phải mua giá cao, từ đó sản phẩm đồ gỗ làm ra sẽ khó cạnh tranh”.
Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 80% gỗ nguyên liệu, trong nước chỉ đáp ứng được 20%, trong đó gỗ cao su là một loại rất quan trọng, ông Mạnh nói. Ngoài ra, ông Mạnh cũng khẳng định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm đồ gỗ Việt Nam không thể bằng doanh nghiệp Trung Quốc vì quy mô vốn nhỏ, năng lực quản lý hạn chế nên không thể “đua” giá mua nguyên liệu với doanh nhân Trung Quốc.
Ông Hồ Năm, giám đốc công ty đồ gỗ xuất khẩu Phát Thành cho biết, từ tháng 2.2010 đến nay gỗ cao su, tràm tăng khoảng 5 – 7%, gỗ thông tăng đến 30% so với thời điểm trước tết Nguyên đán. “Mọi thứ đều tăng đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ khi không tăng được giá bán đầu ra”, ông Hồ Năm nói.
Hiện ngành chế biến gỗ đang chuẩn bị bước vào mùa hàng mới. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có nguồn lực tài chính mạnh để mua nguyên liệu dự trữ nên việc khan hiếm gỗ, giá tăng sẽ ảnh hưởng nhiều đến các đơn hàng xuất khẩu.

Cămpuchia – thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Việt Nam

Cămpuchia – thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chí
Cămpuchia – thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chí
Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tuần từ ngày 1/4/2009 đến ngày 9/4/2009, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại của Việt Nam đạt trên 12 triệu USD, giảm khoảng 1 triệu USD so với kim ngạch nhập khẩu tuần trước. Như vậy, từ đầu năm đến nay, nhập khẩu gỗ nguyên liệu liên tục ở mức thấp so với năm 2008. Điều này phần nào cho thấy ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn vì thiếu hợp đồng xuất khẩu.

Trong tuần, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Cămpuchia tăng mạnh, đạt trên 3 triệu USD. Nhập khẩu gỗ trắc và gỗ hương xẻ từ thị trường Cămpuchia tiếp tục tăng mạnh. Giá nhập khẩu gỗ hương nguyên liệu từ thị trường Cămpuchia trung bình tuần ở mức 1.461 USD/m3, giảm 3 USD/m3, so với tuần trước. Giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ Cămpuchia vẫn ổn định ở mức 220-240 USD/m3-DAF.

Đứng thứ 2, sau Cămpuchia là thị trường Lào. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam từ thị trường Lào trong tuần chiếm 24% tổng kim ngạch nhập khẩu. 32% kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyênliệu từ thị trường Lào là kim ngạch nhập khẩu gỗ chò, giá nhập khẩu gỗ chò trung bình ở mức 220 USD/m3. Loại gỗ có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2 là gỗ gõ, chiếm tỷ trọng 27%. Giá nhập khẩu gỗ gõ trung bình ở mức 300 USD/m3.

Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường Malaysia chiếm 14% kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong tuần. Hơn 50% kim ngạch  nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị trường này là gỗ tạp.Giá nhập khẩu gỗ tạp trung bình ở mức 131 USD/m3, giảm 16 USD/m3 so với mức giá nhập trung bình tuần trước. Lượng ván dăm nhập khẩu trong tuần tăng gấp đôi so với tuần trước về lượng, đạt trên 4,6 nghìn m3, giá nhập khẩu ván dăm trong tuần trung bình ở mức 122 USD/m3, giảm 23 USD/m3 so với mức giá nhập trung bình tuần trước.

Nhập khẩu gỗ hương nguyên liệu tiếp tục tăng so với tuần trước, đạt gâầ 2 triệu USD. Gỗ bạch đàn là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2, đạt trên 1 triệu USD, tăng hơn 20% so với tuần trước. Giá nhập khẩu gỗ bạch đàn trong tuần trung bình ở mức 205 USD/m3, thấp hơn so với mức giá nhập trung bình tuần trước 30 USD/m3. Các chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu lớn tiếp theo trong tuần là gỗ tạp, gỗ gõ, gỗ trắc....

Cơ cấu thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt Nam tuần từ 1/4 đến 8/4/2009 (tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Cămpuchia
31%
Lào
24%
Malaysia
14%
New Zealand
4%
Trung Quốc
4%
Mỹ
4%
Braxin
4%
PNG
3%
Thị trường khác
12%

Cung cấp gỗ tốt nhất,giá tốt nhất cho người có nhu cầu

Nhận cung cấp gỗ số lượng lớn theo yêu cầu khách hàng, có nguồn hàng ổn định, giá cả cạnh tranh, đảm bảo đủ số lượng yêu cầu,
Bán gỗ nguyên liệu số lượng lớn.
Cung  cấp các loại gỗ xây dựng gỗ làm nguyên liệu đặc biệt cừ tràm bông vàng số lượng cực lớn
Cung cấp gỗ đường kính > 25cm
Bạn quan tâm đến gỗ các loại,xẽ gỗ theo yêu cầu,nhận đóng ghe tàu gỗ uy tín chất lượng.
LH :  0918352339 (Đăng Khoa) để có giá tốt nhất




Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Xuất khẩu gỗ có nhiều tín hiệu khả quan

 
Bộ NN&PTNT cho biết, tháng 9, xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 320 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 2,6 tỷ USD. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,43 tỷ USD, tăng tới 37,7% so với cùng kỳ năm trước.


Xuất khẩu sản phẩm gỗ đã và đang có bước phát triển mạnh. Trong những năm qua, các sản phẩm gỗ chế biến đã được xuất khẩu trên 3.000 mặt hàng khác nhau. Hiệp hội Lâm sản và gỗ Việt Nam (Vietforest) cho biết, hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam có mặt tại 120 thị trường nước ngoài, với các thị trường chủ lực như: Mỹ, EU và Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia…


Hiện, ngành gỗ đứng thứ năm trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á.

Theo nhận định của Hiệp hội Lâm sản và đồ gỗ, dù còn nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng xuất khẩu gỗ đang có những tín hiệu khả quan vì các đơn hàng xuất khẩu từ nay đến cuối năm còn nhiều, đặc biệt là những đơn hàng có khối lượng xuất khẩu lớn sang các thị trường chủ lực như Mỹ, EU…

Được biết, hiện cả nước có hơn 2.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, tăng 2,8 lần so với năm 2000 và 7,7 lần so với năm 1990. Trong đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm hơn 90%. Với số lượng doanh nghiệp lớn này đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của ngành gỗ trong nước.

(InfoTV)

Xuất khẩu gỗ có nhiều tín hiệu khả quan

 
Bộ NN&PTNT cho biết, tháng 9, xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 320 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 2,6 tỷ USD. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,43 tỷ USD, tăng tới 37,7% so với cùng kỳ năm trước.


Xuất khẩu sản phẩm gỗ đã và đang có bước phát triển mạnh. Trong những năm qua, các sản phẩm gỗ chế biến đã được xuất khẩu trên 3.000 mặt hàng khác nhau. Hiệp hội Lâm sản và gỗ Việt Nam (Vietforest) cho biết, hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam có mặt tại 120 thị trường nước ngoài, với các thị trường chủ lực như: Mỹ, EU và Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia…


Hiện, ngành gỗ đứng thứ năm trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á.

Theo nhận định của Hiệp hội Lâm sản và đồ gỗ, dù còn nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng xuất khẩu gỗ đang có những tín hiệu khả quan vì các đơn hàng xuất khẩu từ nay đến cuối năm còn nhiều, đặc biệt là những đơn hàng có khối lượng xuất khẩu lớn sang các thị trường chủ lực như Mỹ, EU…

Được biết, hiện cả nước có hơn 2.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, tăng 2,8 lần so với năm 2000 và 7,7 lần so với năm 1990. Trong đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm hơn 90%. Với số lượng doanh nghiệp lớn này đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của ngành gỗ trong nước.

(InfoTV)

Giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu tăng

 
Chín tháng đầu năm 2010, xuất khẩu gỗ ước đạt hơn 2,3 tỉ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ, giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu tiếp tục có xu hướng tăng.Từ cuối tháng 9 đến nay, hầu hết các loại gỗ cứng nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, New Zealand đều tăng 10-15%.
Trong đó tăng mạnh nhất là các loại gỗ sồi, thông. Nguyên nhân do nhu cầu nhập gỗ nguyên liệu trên thế giới tăng mạnh. Chín tháng đầu năm 2010, xuất khẩu gỗ ước đạt hơn 2,3 tỉ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
(InfoTV)

Tìm hướng đi cho các doanh nghiệp ngành gỗ


Tim huong di cho cac doanh nghiep nganh go
- Hôm nay 20/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức hội thảo với tiêu đề: 'Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp chế biến gỗ để thực hiện nghị quyết 11/CP của Chính phủ góp phần quản lý rừng bền vững'.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (2008) ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã dần phục hồi trở lại và có những bước phát triển ổn định hơn trong năm 2009 và 2010 (năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành gần 2,6 tỷ USD, năm 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,4 tỷ USD...Tuy nhiên bước sang năm 2011 đang gặp phải không ít những khó khăn, phải đối mặt với những rào cản thương mại từ nước ngoài (như LACEY, FLEGT, REACH ....), trong nước thì gặp những khó khăn về tài chính, ngân hàng, lãi xuất vay cao, tỷ giá hối đoái chưa ổn định, nguồn ngoại tệ của các ngân hàng thiếu, khó khăn về nguyên liệu. Một số thị trường trọng điểm về xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đang phải ứng phó với thiên tai lớn như Nhật Bản hoặc một số nước của EU chưa khắc phục được tình trạng thâm hụt tài chính sẽ có tác động mạnh đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.
Trước tình hình trên, Hiệp hội gỗ và lâm sản đã tổ chức hội thảo này nhằm giúp các doanh nghiệp quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khuyên các doanh nghiệp trước mắt cần tập trung vào 7 giải pháp chủ yếu: Thứ nhất, dừng và tạm hoãn xây dựng mới các công ty xây dựng chế biến và mua sắm trang thiết bị mới. Thứ hai, khuyến khích các doanh nghiệp gỗ sử dụng gỗ rừng trồng trong nước để thay thế dần cho gỗ nhập khẩu. Thứ ba, tiết kiệm nguyên liệu gỗ bằng việc sử dụng công nghệ tiên tiến. Thứ tư, các doanh nghiệp chủ động xây dựng định mức nội bộ và quy trình quản lý sản xuất theo hướng tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính chuyên nghiệp cao. Thứ năm, tìm mọi giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành. Thứ sáu, đẩy mạnh việc thâm nhập vào thị trường các nước theo hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) để tận dụng các ưu đãi về thuế và mở cửa thị trường. Thứ bảy, tìm ra những cơ hội mới tại các thị trường đang gặp khó khăn về thiên tai hoặc thị hiếu của người tiêu dùng.
Chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, ông Vũ Long – Chuyên gia kinh tế Lâm nghiệp VIFA dự báo rằng: nhu cầu về sản phẩm gỗ trên thị trường thế giới đang có chiều hướng tăng cao, đặc biệt là tại các thị trường chính như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các thị trường Trung Đông...Trong khi đó thì nguồn cung đang bị hạn chế do khan hiếm về nguyên liệu. Cũng trong Quý I/2011, nhập khẩu gỗ của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức khá cao và tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm được làm từ gỗ rừng trồng trong nước của Việt Nam cũng liên tục tăng. Dự báo, trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 10-15%.
Trước tình hình trên, ông Vũ Long khuyên các doanh nghiệp nên tiến hành rà soát các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung với quy mô đủ lớn gắn với các nhà máy chế biến gỗ, nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển nguyên liệu; Đầu tư các giải pháp khoa học công nghệ, nghiên cứu, tuyển chọn giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu xuất khẩu và nội địa; Đầu tư thích ứng với công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về giống, kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng cho người tham gia trồng rừng thông qua chương trình khuyến lâm; Các doanh nghiệp chế biến gỗ cùng với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư, trồng rừng nguyên liệu để có nguồn nguyên liệu ổn định.